Tang thương: Máy bay gặp t.ai nạn sau 12 phút cất cánh, 520 người không qua khỏi, phát hiện 4 người sống sót
Vụ tai nạn máy bay khiến nhiều người thiệt mạng ở Nhật Bản là sự cố hàng không thảm khốc nhất trong lịch sử cho đến nay.
Vụ tai nạn máy bay khiến hơn 500 người tử nạn ở Nhật Bản được xem là tai nạn hàng không thảm khốc nhất lịch sử thế giới được mô tả như tận thế với đống đổ nát tan tành. Cụ thể, ngày 12/8/1985 chuyến bay mang số hiệu JL123 của hãng hàng không Japan Airlines cất cánh từ Sân bay Haneda của Tokyo đến Sân bay Quốc tế Osaka, Nhật Bản mang theo tổng cộng 524 người bao gồm cả hành khách và phi hành đoàn. Tuy nhiên, một vụ nổ đã xảy ra, làm máy bay lắc lư mạnh và trần phía trên nhà vệ sinh phía sau máy bay bị xé toạc.
Ngày 12/8/1985, chuyến bay Japan Airlines số hiệu 123 trên chiếc máy bay Boeing 747SR đã gặp một tai nạn kinh hoàng
12 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã đạt đến độ cao 7.200m so với mực nước biển, gần tỉnh Kanagawa, thì đột nhiên gặp sự cố. Những tiếng nổ lớn khiến phần đuôi chiếc máy bay bị vỡ ra và văng đi, hệ thống thủy lực bị hư hại nghiêm trọng. Cần điều khiển và 2 bên cánh máy bay rơi vào tình trạng không kiểm soát được. Cơ trưởng và cơ phó đã cố gắng điều khiển máy bay trên bầu trời thêm 30 phút nữa trước khi nó đâm xuống rặng núi Takamagahara cách trung tâm thủ đô Tokyo khoảng 100km.
Theo đó, máy bay lao xuống với tốc độ khủng khiếp, khoảng 5.500m/phút. Số phận của chuyến bay 123 đã được định đoạt khi nó va vào khu rừng rậm trên núi Osutaka (Takamagahara). Đầu cánh phải và động cơ số 4 bị đập vào cây cối và đứt lìa. Máy bay tiếp tục va vào một sườn núi và trượt dài vào một khe núi khác. Cuối cùng, máy bay lật ngược trước khi dừng lại và phát nổ, văng các mảnh vỡ ra khắp nơi. Hiện trường thảm khốc nơi chiếc máy bay rơi xuống được mô tả như tận thế với đống đổ nát tan tành.
Thời điểm xảy ra tai nạn là khoảng thời gian nghỉ lễ Obon ở Nhật Bản, nhiều người Nhật trở về quê hương hoặc đi nghỉ mát vào thời gian này. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, đội cứu hộ đến hiện trường và lầm tưởng không còn ai sống sót. Thế nhưng, dù thảm khốc nhưng vụ tai nạn này đã chứng minh rằng ngay cả trong những tình huống nguy hiểm nhất, người ta vẫn có thể có một chút hy vọng sống sót. Cụ thể, 4 hành khách nữ đã sống sót sau thảm họa kinh hoàng ngày ấy.
Yumi Ochiai, 26 tuổi, một nữ tiếp viên không phải làm nhiệm vụ khi đó; Keiko Kawakami, một bé gái 12 tuổi và Hiroki Yoshizaki cùng Mikiko Yoshizaki, hai mẹ con, là những người đã sống sót thần kỳ. Họ là những người ngồi ở phần đuôi bên trái máy bay và cũng là phần duy nhất của máy bay vẫn còn nguyên vẹn.
Dù máy bay chở 524 người đâm thẳng vào núi, kỳ tích vẫn còn 4 hành khách sống sót.
Nguyên nhân gây ra vụ tai nạn cuối cùng được xác định là do mất gần như toàn bộ phần đuôi máy bay, chứa hệ thống thủy lực khiến cho máy bay mất kiểm soát. Các nhóm nghiên cứu sau đó đã khám phá ra rằng 7 năm trước đó, máy bay đã gặp một tai nạn liên quan đến lỗi ‘dập đuôi’ khi cất cánh. Quy trình sửa chữa sau đó đã không thực hiện đúng quy trình khiến cho vách ngăn bị thủng không được nối bằng đủ số lượng đinh tán. Điều này đã làm đinh tán phải chịu lực nén gấp đôi so với thông thường.
Vụ tai nạn chuyến bay Japan Airlines số hiệu 123 đã gây xót xa và đau lòng cho hàng trăm gia đình và người thân của những người đã mất trong thảm kịch này. Hiện nay, chiếc máy bay Boeing 747SR đó và di vật của những nạn nhân đã được trưng bày tại bảo tàng của hãng hàng không Japan Airlines, như một nơi tưởng nhớ và cảnh báo về những nguy hiểm tiềm ẩn trong ngành hàng không.
Mỗi năm, vào ngày 12/8, người thân của các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Japan Airlines, lại leo dọc theo con đường mòn dẫn lên đỉnh núi Osutaka , tỉnh Gunma, phía Tây Bắc thủ đô Tokyo, để tưởng nhớ những người thân đã ra đi mãi mãi trong thảm kịch kinh hoàng