Chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyếtHà Nội sốt xuất huyết, ho gà, viêm não đều tăngThống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 118 ca sốt xuất huyết, không có ca tử vong; tăng 34 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đã có 1.058 ca sốt xuất huyết, tăng so với cùng kỳ 2023.
CDC Hà Nội nhận định thời tiết nắng nóng, mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh, đây là tuần thứ 6 liên tiếp có số mắc tăng.
Hà Nội cũng đã ghi nhận 11 ca mắc ho gà, tăng 3 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 162 ca mắc tại 28 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tuần, Hà Nội cũng ghi nhận 1 ca mắc viêm não Nhật Bản.
Đề nghị gia hạn thời gian thí điểm buýt điện ở TP.HCM đến hết quý 1-2025
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM kiến nghị xin điều chỉnh thời gian thực hiện thí điểm xe buýt điện tại TP.HCM đến hết quý 1-2025.
Xem tin tức mới nhất về giá vàng hôm nay tại đây
Sau giai đoạn thí điểm, Sở Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức tổng kết, đánh giá để đề xuất triển khai các bước tiếp theo trong công tác đấu thầu hoặc đặt hàng theo quy định, đảm bảo phù hợp thực tiễn, khả năng cân đối ngân sách TP.HCM.
Đồng thời phối hợp với các sở ngành, đơn vị có liên quan xây dựng tham mưu UBND TP.HCM ban hành mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đối với loại hình xe buýt điện trong quý 4-2025 để triển khai và áp dụng chính thức.
Trước đó, tuyến xe buýt điện D4 (Vinhomes Grand Park – bến xe buýt Sài Gòn) là tuyến buýt điện đầu tiên thí điểm ở TP.HCM. Khối lượng vận chuyển của tuyến xe buýt này liên tục tăng kể từ khi đưa vào hoạt động, doanh thu vé bình quân cũng tăng. Thế nhưng mức doanh thu này chỉ đạt khoảng 20,9% chi phí hoạt động (tính theo đơn giá xe sử dụng khí CNG).
TP.HCM thực hiện truy xuất nguồn gốc cho hơn 500 doanh nghiệp
Tin từ Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết sau hai năm triển khai Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100), thành phố đã thực hiện các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc cho hơn 500 lượt doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Đây là những doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố do các sở, ban, ngành cung cấp.
TP.HCM cũng đã triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với 5 trên 7 nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc. Hiện đã có 61 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục này.
Theo đó, đối với sản phẩm thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, có 47 cơ sở thuộc chuỗi cung ứng trên địa bàn thành phố tham gia. Đối với sản phẩm rau quả tươi, thủy sản đã có 14 cơ sở trên địa bàn sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn Việt Nam.