Advertisement

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, người lao động được nghỉ ngày 18/4; đề xuất hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4-1/5/2024.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, người lao động được nghỉ ngày 18/4

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 vào thứ Năm, ngày 18/4/2024. Đây là ngày làm việc trong tuần của người lao động nên lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 chỉ trọn 1 ngày là thứ Năm, tức ngày 18/4 hay ngày 10/3 theo âm lịch).

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, trong năm 2024, người lao động có 6 dịp nghỉ lễ, tết chính, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là 1 ngày.

Như vậy, theo quy định của luật, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ 1 ngày vào 18/4/2024 và vẫn được trả lương theo quy định.

Người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4-1/5?

Đề xuất người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4-1/5?

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) có công văn gửi các cơ quan liên quan lấy ý kiến về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, năm 2024, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 có ngày 29/4 (là thứ hai), nằm giữa ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ hằng tuần.

Vì thế, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4) và làm bù sang ngày khác để dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024, để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.

Theo quy định khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ giao Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết Âm lịch và Quốc khánh, không giao Thủ tướng quyết định các ngày nghỉ lễ, tết khác.

 

Tuy nhiên, việc bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường (thứ hai, ngày 29/4) và làm bù sang ngày khác, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục.

Việc này giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm- Bộ luật Lao động 2019

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 113. Nghỉ hằng năm- Bộ luật Lao động 2019

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Nguồn : https://phunutoday.vn/chinh-thuc-lich-nghi-le-gio-to-hung-vuong-va-30-4-1-5-da-duoc-phe-duyet-d409879.html

Advertisement

By admin