Advertisement

Lượng đường trong máu cao dẫn đến bệnh đái tháo đường, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ để lại các biến chứng không mong muốn.

1. Tổng quan về tình trạng hôn mê do đái tháo đường

Hôn mê do đái tháo đường là một biến chứng tiểu đường đe dọa đến tính mạng, gây bất tỉnh. Nếu bạn bị tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ tăng cao (tăng đường huyết) hoặc hạ thấp (hạ đường huyết). Ở mức độ nguy hiểm, nó có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường.

Nếu bạn rơi vào trạng thái hôn mê do tiểu đường, bạn sẽ không thể thức tỉnh hoặc không thể phản ứng có chủ đích với âm thanh, hình ảnh hay các loại kích thích khác. Nếu không được điều trị sớm, hôn mê do tiểu đường có thể dẫn đến tu vong.

Tình trạng hôn mê do tiểu đường mặc dù khá nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể ngăn ngừa được chúng bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường được chỉ định bởi bác sĩ, kết hợp với một lối sống lành mạnh hơn.

Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao hay quá thấp, nó có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường 2. Các triệu chứng của hôn mê do tiểu đường

Trước khi phát triển tình trạng hôn mê do tiểu đường, bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu và triệu chứng của lượng đường trong máu cao hoặc lượng đường trong máu thấp. Cụ thể:

*Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết): Nếu lượng đường huyết của bạn quá cao, bạn sẽ có các triệu chứng sau đây:

Cơn khát tăng dần Mệt mỏi Đi tiểu thường xuyên hơn Buồn nôn và ói mửa Đau bụng Hụt hơi Miệng rất khô Hơi thở có mùi trái cây Nhịp tim nhanh

*Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Một số dấu hiệu và triệu chứng của lượng đường trong máu thấp có thể bao gồm:

Lo lắng và run rẩy Yếu đuối Mệt mỏi Cảm thấy rất đói Đổ nhiều mồ hôi Chóng mặt hoặc choáng váng Buồn nôn Khó nói Sự hoang mang

Đối với một số người, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường trong một thời gian dài, có thể phát triển một tình trạng được gọi là hạ đường huyết không nhận biết được. Tình trạng này sẽ không có các dấu hiệu cảnh báo cụ thể khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của lượng đường huyết cao hoặc thấp, bạn nên đi kiểm tra lượng đường huyết trong máu của mình và thực hiện theo kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường theo sự chỉ định của bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm.

3. Nguyên nhân dẫn đến hôn mê do tiểu đường

Mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác nhau, tất cả đều có nguy cơ dẫn đến hôn mê do tiểu đường, bao gồm:

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: Nếu các tế bào cơ của bạn bị thiếu hụt năng lượng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách phá vỡ các kho dự trữ chất béo của bạn. Quá trình này tạo thành các axit độc hại, hay còn được gọi là ceton. Nếu mức ceton (được đo trong máu hoặc nước tiểu) và lượng đường huyết cao, tình trạng này sẽ được gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường. Tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường thường xuất hiện nhiều nhất ở bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra ở bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc bệnh tiểu đường thai kỳHội chứng tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường (Hyperosmolar): Nếu lượng đường trong máu của bạn vượt quá 600 miligam mỗi decilit (mg/dL), hoặ 33,3 milimol mỗi lít (mmol/L), tình trạng này sẽ được gọi là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao ở mức nghiêm trọng có thể khiến máu của bạn trở nên đặc quánh và có màu như xirô. Lượng đường dư thừa sẽ di chuyển từ máu vào nước tiểu của bạn, kích hoạt quá trình lọc để hút một lượng lớn chất lỏng ra khỏi cơ thể. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước, đe dọa nguy hiểm tới tính mạng và gây hôn mê do tiểu đường. Theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 25 – 50% những người mắc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển tình trạng hôn mê do tiểu đường. Hạ đường huyết: Thông thường, não của chúng ta sẽ cần đến một lượng glucose nhất định để có thể hoạt động hiệu quả. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, lượng đường trong máu thấp có thể khiến bạn trở nên bất tỉnh. Tình trạng hạ đường huyết xảy ra do cơ thể bạn có quá nhiều insulin hoặc nạp không đủ lượng thức ăn cần thiết. Ngoài ra, việc tập thể dục cường độ cao hoặc uống quá nhiều rượu cũng có thể gây hạ đường huyết.   4. Những yếu tố nguy cơ gây hôn mê do tiểu đường

Bất kỳ ai bị tiểu đường đều có nguy cơ cao mắc hôn mê do tiểu đường, tuy nhiên những yếu tố dưới đây được xem là các nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

Vấn đề về cung cấp insulin: Nếu bạn đang sử dụng máy bơm insulin, bạn cần phải kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu của mình. Việc cung cấp insulin có thể dừng lại nếu máy bơm bị lỗi hoặc ống thông bị xoắn hay rơi ra khỏi vị trí. Khi bị thiếu hụt insulin có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường.

Bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật: Khi cơ thể bị ốm hoặc gặp phải chấn thương sẽ khiến cho lượng đường trong máu của bạn có xu hướng tăng cao đột ngột. Điều này có thể gây ra nhiễm toan ceton do tiểu đường nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 1 và không tăng liều insulin để bù đắp cho lượng bị thiếu hụt. Một số tình trạng sức khoẻ khác, chẳng hạn như bệnh thận hoặc suy tim sung huyết, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường (hyperosmolar).

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt: Nếu bạn không theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu hoặc dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng tiểu đường lâu dài, thậm chí là hôn mê do tiểu đường. Cố ý bỏ bữa hoặc không dùng insulin: Đôi khi những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp phải chứng rối loạn ăn uống chọn không sử dụng insulin theo chỉ dẫn với mong muốn có thể giảm cân. Đây là một hành động khá nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và làm tăng nguy cơ hôn mê do tiểu đường.

Uống nhiều rượu: Rượu là một trong những yếu tố có thể tác động khó lượng đến lượng đường trong máu của bạn. Tác dụng an thần của rượu có thể khiến bạn khó nhận biết được khi nào mình đang gặp phải các triệu chứng của hạ đường huyết. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ hôn mê do tiểu đường.

Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp: Một số loại thuốc bị cấm sử dụng, chẳng hạn như cocaine hoặc thuốc lắc, có thể làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu cao ở mức nghiêm trọng và các tình trạng khác liên quan đến hôn mê do tiểu đường. 5. Các biến chứng của hôn mê do tiểu đường

Nếu không được điều trị sớm, tình trạng hôn mê do tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:

Tổn thương não vĩnh viễn Tu vong

Tổn thương não, thậm chí tử vong là những biến chứng nguy hiểm của hôn mê do tiểu đường 6. Phòng ngừa tình trạng hôn mê do tiểu đường

Việc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả được tình trạng hôn mê do tiểu đường. Để đạt được điều này, bạn có thể thực hiện theo một số phương pháp đơn giản sau đây:

Lên kế hoạch ăn uống phù hợp: Việc lập một kế hoạch cụ thể và đưa ra một lịch trình ăn uống nhất quán (cả bữa chính và bữa phụ) sẽ giúp bạn kiểm soát tốt được lượng đường trong máu.

Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết: Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là một cách giúp bạn biết được liệu mức đường trong máu của mình có bình thường hay không, từ đó cảnh bảo sớm được các mức độ đường huyết cao hoặc thấp nguy hiểm. Ngoài ra, đối với những người có thói quen tập thể dục cũng cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, vì những buổi tập luyện có thể làm giảm lượng đường trong máu chỉ sau vài giờ.

Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: Nếu bạn thường xuyên có lượng đường huyết cao hoặc thấp, bạn nên trao đổi với bác sĩ để giúp điều chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng thuốc phù hợp cho bạn. Quản lý tiểu đường ngay trong những ngày ốm: Bệnh tật có thể gây ra sự thay đổi bất ngờ về lượng đường trong máu của bạn. Nếu bạn bị ốm và không thể ăn uống như bình thường, lượng đường huyết sẽ có nguy cơ bị giảm xuống (hạ đường huyết).

Do đó, khi bị ốm, bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách quản lý hoặc kiểm soát tốt nhất cho mức đường huyết của bạn.

Kiểm tra ceton khi lượng đường trong máu cao: Bạn nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu khoảng 2 lần liên tiếp để kiểm tra lượng ceton khi lượng đường trong máu của bạn cao trên 250 mg/dL (hoặc 14 mmol/L), nhất là khi bạn đang bị ốm. Nếu kết quả cho thấy lượng ceton cao hơn bình thường, bạn nên đến khám bác sĩ ngay lập tức vì nồng độ ceton cao có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường – một yếu tố hàng đầu gây hôn mê do đái tháo đường.

Chuẩn bị sẵn thuốc glucagon và các nguồn cung cấp đường có tác dụng nhanh: Nếu bạn đang sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình thuốc glucagon và các nguồn cung cấp đường có tác dụng nhanh chóng, chẳng hạn như viên nén glucose hoặc nước cam, giúp điều trị và hỗ trợ nhanh cho các trường hợp hạ đường huyết.

Sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM): Thiết bị đặc biệt này sẽ giúp bạn theo dõi mức đường huyết của mình ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn trong việc duy trì lượng đường trong máu ổn định hoặc không cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào của hạ đường huyết. CGM là một thiết bị có sử dụng một cảm biến nhỏ, được gắn bên dưới da để theo dõi lượng đường huyết của bạn và truyền thông tin nhận được đến một thiết bị không dây. Những thiết bị này có thể cảnh bảo cho bạn biết khi nào lượng đường huyết hạ thấp xuống mức nguy hiểm hoặc nó đang giảm xuống quá nhanh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết ngay cả khi bạn đang sử dụng CGM. Mặc dù CGM có chi phí đắt hơn so với các phương pháp theo dõi đường huyết thông thường khác, tuy nhiên chúng thường giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu tốt hơn.

Thận trọng khi sử dụng rượu: Rượu có thể ảnh hưởng lớn đến lượng đường huyết của bạn, do đó bạn nên ăn nhẹ hoặc ăn một bữa chính khi uống rượu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

 

Advertisement

By admin