Một câu chuyện đáng đọc mọi người ạ
Người ta thường có câu: Con ốm thì mẹ chăm, Chồng ốm thì vợ chăm, vậy Vợ ốm thì ai chăm???
Câu trả lời có lẽ sẽ khác nhau ở mỗi gia đình. Nhưng như câu chuyện mình vừa đọc được trên báo mới đây thì nó là một \’đáp án buồn\’.
Trước khi trách móc bất cứ ai thì mọi người cũng nên rút kinh nghiệm cho chính mình, sức khỏe là của mình, là quý giá nhất, đừng bao giờ để mất nhé!
Câu chuyện được chia sẻ như sau:
Cô Yang sinh ra ở vùng nôn thôn ở Trung Quốc. Từ nhỏ, cô đã có ý muốn thoát khỏi cảnh cơ cực nên cố gắng học hành. Cuối cùng, cô cũng thực hiện được mong ước của mình và trở thành nữ bác sĩ ở Thượng Hải.
Trong thời gian đi học, cô gặp chồng mình là anh Zhang cũng là một người sinh ra từ vùng quê nghèo. Hai người có nhiều điểm tương đồng nên đã dần tìm hiểu và quý mến nhau. Cuối cùng, họ quyết định kết hôn.
Người vợ bất ngờ phát hiện bị K gan Ảnh minh họa, nguồn: KKNews
Vốn tưởng rằng cuộc sống hôn nhân của họ sẽ êm đềm và hạnh phúc. Nhưng, ‘ngày vui ngắn chẳng tày gang’, một ngày nọ, cô Yang được chẩn đoán mắc bệnh ung thư (UT) gan.
Thời gian đầu, người chồng rất chu đáo, chăm sóc cô tỉ mỉ, không ngại vay mượn tiền bạc khắp nơi để chữa bệnh cho vợ. Thấy vậy, cô Yang vô cùng cảm động, nghĩ rằng mình đã tìm được ‘chân ái’ của cuộc đời.
Tuy nhiên, căn bệnh của cô điều trị chẳng phải một sớm một chiều là khỏi. Thời gian sau đó, tình hình của cô ngày càng xấu đi. Lúc này, người chồng cũng chẳng còn ân cần thăm hỏi vợ như trước. Những buổi đến viện thăm vợ cứ thưa dần rồi cuối cùng chẳng còn thấy mặt đâu cả. Mỗi tháng, người chồng gửi cho vợ 2-3.000 nhân dân tệ (khoảng 10 triệu đồng) để điều trị bệnh.
Cô Yang nói rằng: Suốt 2 năm qua ngay cả tiền thuốc men này cũng ‘bập bõm’, chẳng có người gửi tới. Trong khi đó, hiện chồng cô là phó giáo sư của một trường đại học, nguồn thu nhập không hề nhỏ. Vậy mà người chồng ấy lại nỡ làm ngơ khi thấy người vợ ‘đầu gối tay ấp’ của mình bị bệnh, phải chịu đau đớn. Thậm chí, anh Zhang còn nói rằng: ‘Cô mau đi đầu thai đi’ rồi còn nói ‘ly hôn đi, hãy buông tha cho tôi’. Điều đó khiến cô còn đau đớn gấp vạn lần cơn đau do khối u gây ra.
Về phần anh Zhang, anh nói rằng mình không phải người vô tâm vì đã chăm sóc vợ ngay lúc cô ấy bị bệnh. Thế nhưng, vợ anh lại ‘không biết điều’. ‘Dịp Tết, tôi đưa vợ về quê, mồng 1 Tết mẹ tôi vào gọi vợ dậy ăn cơm. Thế nhưng vợ nói rằng mình không khỏe nên không muốn ăn. Do đó, mẹ tôi có cằn nhằn cô ấy vài câu. Thật không ngờ cô ấy lại nổi cơn thịnh nộ và khăng khăng trở về nhà mẹ đẻ. Điều đó khiến tôi vô cùng mất mặt, cô ấy không tôn trọng gia đình tôi’, người chồng kể.
Ảnh minh họa, nguồn: TOb
Chính vì điều này nên anh mới muốn kết thúc cuộc hôn nhân sau 6 năm chung sống. Trong khi đó, người vợ lại đang bị bệnh nan y giai đoạn cuối. Nếu muốn sống thì cần phải thay gan.
Người chồng nói rằng, ban đầu khi phát hiện bệnh, anh vẫn tin tưởng vào hệ thống y tế, nghĩ rằng vợ sẽ khỏi được. Do đó, anh tích cực chăm sóc vợ. Nhưng khi dần dần có hiểu biết về căn bệnh này, anh càng thấy mệt mỏi.
Áp lực kinh tế dồn nén lên vai. Cuối cùng, anh cân nhắc: Vợ bị K gan giai đoạn cuối rồi thì khả năng chữa khỏi là bao nhiêu? Nếu cô ấy không khỏi, vậy chẳng phải tiền bạc của anh ‘đổ sông đổ biển’, mất hết tất cả hay sao.
Nếu cô ấy điều trị 8 năm, 10 năm rồi ‘ra đi’ thì chẳng phải anh không còn xu nào. Lúc đó, anh cũng chẳng còn trẻ nữa. Vậy cuộc sống tương lai phải làm thế nào. Mà họ lại còn chưa có con cái.
Đọc đến đây mình lại chợt nghĩ, ai cũng có cái lý của riêng mình. Nhưng việc bỏ mặc vợ giữa cơn bạo bệnh thế liệu có đúng với luân thường đạo lý hay không?
Bởi vậy, chị em ạ, cuộc sống này ngắn ngủi lắm, chẳng ai nói trước được điều gì. Vì vậy, hãy chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt. Có sức khỏe mới có tất cả.
Trong câu chuyện, anh chồng này có quan điểm bị K thì không thể khỏi và số tiền bỏ ra chữa bệnh chỉ \’uổng phí\’. Vậy điều này có đúng hay không
Trên phương diện y học, PGS.TS Lê Văn Quảng (Giám đốc Bệnh viện K) cho biết: Nhiều người nghĩ rằng, cứ bị K là sẽ ‘đi’ sớm, có điều trị thì cũng chỉ vớt vát, kéo dài thêm được thời gian ngắn mà thôi. Chính vì tâm lý này nên bệnh nhân sinh ra bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay y học đã phát triển và có thể điều trị giúp nhiều người khỏi hoặc kéo dài thêm hàng chục năm cũng không thành vấn đề. Thậm chí, ngay tại bệnh viện K cũng có nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm… Và họ vẫn sống khỏe mạnh bình thường.
Bên cạnh đó, có những người thì cho rằng: Bị K mà đụng dao kéo thì bệnh sẽ lan nhanh và ‘đi’ sớm hơn. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Hầu hết các bệnh K cần phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Vì vậy, người bệnh nên phối hợp với bác sĩ để điều trị, đừng vội buông xuôi. Không phải cứ bị K là cuộc đời chấm hết đâu. Điều trị thì còn có cơ hội sống, không chữa mới ‘đi’ sớm hơn ấy.